VIỆT NAM ĐƯỢC NHÀ ĐẦU TƯ NHẬT CHÚ Ý TRONG LĨNH VỰC BÁN LẼ, CHẾ TẠO,...
Các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đánh giá rất cao sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam khi liên tục mở rộng đầu tư vào các ngành bán lẻ, chế tạo…
Năm 2017, Nhật Bản về nhất với tổng vốn đầu tư khoảng 8,719 tỷ USD, trong khi Hàn Quốc về nhì với 7,802 tỷ USD, ít hơn gần 1 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu chỉ tính về số lượng dự án, Hàn Quốc lại dẫn đầu, hơn gấp đôi Nhật Bản khi có 1.339 dự án.Năm 2018, Nhật Bản tiếp tục thống trị BXH Top 10, tổng số vốn đầu tư trực tiếp được cấp phép của họ là 7,989 tỷ USD, Hàn Quốc đứng thứ nhì với 5,929 tỷ USD.
Theo thống kê từ JETRO, dù số lượng dự án của Hàn Quốc gấp đôi Nhật Bản như năm 2017, song số vốn được cấp phép vẫn xếp sau Nhật gần 2 tỷ USD, gấp đôi năm ngoái. Rõ ràng, dự án đầu tư của Nhật Bản tuy ít nhưng ‘chất’ hơn Hàn Quốc.
Cũng như thế, nếu nhìn vào Top 10 dự án FDI lớn nhất đầu tư vào Việt Nam năm 2018, vấn đề trên càng rõ ràng.Trong Top 10 dự án, Hàn Quốc đóng góp 4 dự án tầm 2,5 tỷ USD bao gồm: Nhà máy sản xuất Polypropylen Hyosung ở Bà Rịa – Vũng Tàu, LG mở rộng 2 nhà máy chế tạo module camera và màn hình OLED – Hải Phòng, mở rộng Lotte Mall Hà Nội; Nhật Bản chỉ đóng góp 2 dự án nhưng có tổng đầu tư lên đến gần 4,5 tỷ USD: thành phố thông minh – smart city của công ty Sumitomo tại Hà Nội và Nhà máy chế tạo robot- linh kiện của công ty Rorze Robotech tại Hải Phòng.Gần 70% doanh nghiệp Nhật tham gia khảo sát của JETRO cho biết, họ luôn muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và 58,7% cho rằng, lợi nhuận của họ sẽ được cải thiện trong năm 2019.Tỷ lệ nói trên là cao nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khi con số của Trung Quốc lần lượt là 48,7% và 39,5%, Thái Lan là 52,2% và 47%.Có thể, những doanh nghiệp Nhật không đánh giá cao Việt Nam về hệ thống pháp luật, khả năng cung cấp nguyên vật liệu ở thị trường nội địa hay môi trường đầu tư; nhưng lại rất ấn tượng về khả năng tăng doanh thu ở thị trường nội địa lẫn xuất khẩu, tiềm năng và tính tăng trưởng cao của chúng ta.
Nhận xét
Đăng nhận xét