GIẢM 70% THỦ TỤC HẢI QUAN ĐẺ THU HÚT ĐẦU TƯ FDI.
Cục Hải quan TP.HCM cho biết, năm 2019 đơn vị sẽ có nhiều giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thuận lợi thương mại.
Tại hội nghị, các doanh nghiệp nêu nhiều vấn đề, vướng mắc kèm kiến nghị tháo gỡ. Cụ thể, các kênh trao đổi thông tin không chính thức để xử lý các vấn đề về xuất - nhập khẩu vẫn được sử dụng dù đã áp dụng thông quan điện tử. Bên cạnh đó, một số quy định còn mơ hồ, khó hiểu, khiến các nhân viên hải quan diễn giải và thực thi theo nhiều cách khác nhau.
Cục Hải quan TP.HCM sẽ giảm thời gian thông quan để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nước ngoài. Đây là cam kết của đơn vị tại sự kiện "Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam, TP.HCM - Cầu nối với châu Âu" do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức tại TP.HCM.
Sẽ phối hợp với Tổng Công ty Tân Cảng Cát Lái và nhiều nơi khác thực hiện chuyên đề giảm ùn tắc giao thông và phát triển dịch vụ logistics, đồng thời giảm tối đa những thủ tục thông quan, có thể đến 70%, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp.
EuroCham kiến nghị mỗi Cục Hải quan cấp tỉnh nên có đường dây nóng ẩn danh riêng để doanh nghiệp có thể phản ánh về thủ tục hải quan. Hệ thống tờ khai hải quan cần được sửa đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên lạc giữa tất cả các cấp, hạn chế phát sinh những khoản chi phí không chính thức.
Pháp luật hải quan Việt Nam gần như đã tương thích 100% với các điều khoản cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU. Kết quả này mới được Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam công bố. Thế nhưng nhiều người lại đặt câu hỏi, nếu như mọi tiêu chuẩn của ta đã đạt ngang tầm quốc tế thì tại sao hàng ngày, vẫn còn nghe thấy nhiều doanh nghiệp phàn nàn: thủ tục hải quan rườm rà, chi phí cao hay quá trình thông quan còn gặp khó khăn.
Theo tờ Thời báo kinh doanh, khâu còn làm khó doanh nghiệp hiện nay chính là khâu kiểm tra chuyên ngành. Khâu này đang chiếm hơn 70% thời gian làm thủ tục thông quan. Nhiều mặt hàng của doanh nghiệp dù có chấp hành đúng quy định của pháp luật vẫn bị phân vào luồng vàng, luồng đỏ.
Các doanh nghiệp, chỉ cần mặt hàng nằm trong diện quản lý rủi ro là sẽ bị phân vào luồng vàng, luồng đỏ. Phải kiểm tra nhiều lần và chậm thông quan, chi phí bị đội lên một cách vô lý. Hay như hàng may mặc không xuất khẩu không có nhãn mác Made in VietNam vì ghi nhãn theo hợp đồng với khách nước ngoài cũng bị bắt lỗi, phạt hành chính.
Nhận xét
Đăng nhận xét