HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO.
Sự kiện hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng chống lao 24/3 sẽ diễn ra tại Hà Nội với chủ đề: "Đã đến lúc cùng hành động để chấm dứt bệnh lao".
Lao vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao nhất. Trung bình mỗi ngày trên thế giới có tới 4.500 người tử vong do lao.
Việt Nam đứng thứ 16/30 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới. Năm 2017, Việt Nam có hơn 124.000 ca mắc lao và có 12.000 trường hợp tử vong do lao. Dù con số này đã giảm, nhưng vẫn cao hơn cả số nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính năm 2016, có khoảng 10,4 triệu người mắc lao (1 triệu ca lao trẻ em), gây tử vong khoảng 1,3 triệu người bị bệnh lao không nhiễm HIV và 374.000 bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV. Hơn 95% số người tử vong do lao là ở các nước đang phát triển.
Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 16 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất, đồng thời, đứng thứ 13 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Ước tính năm 2017, Việt Nam có thêm 126.000 người mắc lao và có 13.000 người chết do lao.
Người nhiễm lao có nguy cơ bị bệnh lao 10% trong suốt cuộc đời, những đối tượng có suy giảm miễn dịch nhiễm lao có nguy cơ bị bệnh lao cao hơn. Trong đó, người mắc bệnh HIV/AIDS có nguy cơ bị bệnh lao cao gấp 30 lần người không nhiễm HIV.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì người bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Hiện nay, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh lao mới ở Việt Nam đạt trên 90%. Nếu phát hiện trễ, điều trị không đúng dễ thất bại, hoặc dẫn tới tình trạng kháng thuốc rất nguy hiểm cho bệnh nhân và cho cộng đồng.
Nhờ nỗ lực tăng cường hệ thống chẩn đoán, điều trị, 82% bệnh nhân lao được điều trị và đa số ca mới mắc lần đầu đã chữa khỏi. Thành tựu này giúp Việt Nam trở thành 1 trong 3 nước đi đầu chiến lược kết thúc bệnh lao trên toàn cầu.
Nhận xét
Đăng nhận xét