NHỮNG BỆNH NHÂN ĐẦU TIÊN CHÍNH THỨC NHẬN THUỐC ARV TỪ NGUỒN BHYT.

Trong ngày 8/3, 115 nghìn người nhiễm HIV/AIDS đã chính thức được nhận thuốc ARV bằng bảo hiểm y tế.

Trong cả nước đồng loạt tổ chức sự kiện "Những bệnh nhân đầu tiên chính thức nhận thuốc ARV từ nguồn Bảo hiểm y tế "nhằm quảng bá dịch vụ này tới đông đảo người dân.
Sự kiện hôm nay là kết quả của thời gian dài chuẩn bị, từ việc hoàn thiện cơ sở pháp lý đến kiện toàn các cơ sở điều trị, mở rộng tỷ lệ người có HIV tham gia BHYT, đấu thầu thuốc tập trung mua thuốc ARV sử dụng nguồn quỹ BHYT và hoàn thiện các hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán ARV bằng nguồn quỹ BHYT.
Hơn 10 năm qua, chi phí điều trị thuốc ARV để kháng virus cho bệnh nhân nhiễm HIV là từ nguồn tài trợ quốc tế. Hiện cả nước trên 115 nghìn người nhiễm HIV đang được điều trị ARV và con số này sẽ ngày một tăng. Trong khi đó, nguồn viện trợ quốc tế đã kết thúc vào năm 2018.
Trong thời gian này BHYT sẽ chi trả tiền thuốc ARV, các xét nghiệm phục vụ điều trị và các dịch vụ đặc thù theo phạm vi, mức hưởng của người tham gia BHYT. Chi phí thuốc ARV phác đồ điều trị bậc 1 khoảng hơn 4 triệu đồng/năm/người, phác đồ bậc 2 sẽ đặt hơn 7-8 lần, các chi phí khám bệnh, xét nghiệm và dịch vụ đặc thù cũng khá cao. Vì thế, BHYT sẽ giúp người nhiễm HIV giảm gánh nặng về chăm sóc sức khỏe, giúp họ đảm bảo, điều trị liên tục và lâu dài.
Việc sử dùng BHYT để chỉ trả thuốc ARV như lời cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về tính bền vững lâu dài cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Trên thế giới, có rất ít các nước đang phát triển dùng nguồn bảo hiểm y tế để chi trả cho các dịch vụ điều trị HIV. Trong các nước trọng điểm của chương trình PEPFAR, Việt Nam là nước duy nhất huy động nguồn lực trong nước thông qua bảo hiểm y tế để chi trả cho các dịch vụ điều trị HIV.
Điều này có được là nhờ cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam về tính bền vững lâu dài cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Việt Nam là nước dẫn đầu trên toàn cầu về tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV đạt ngưỡng tải lượng virus ức chế, ở mức 93%. Tải lượng virus ức chế là thước đo mức độ virus HIV trong máu người bệnh. Khi một người dương tính với HIV đạt ngưỡng tải lượng virus ức chế và mức tải lượng không phát hiện, bệnh nhân không chỉ cải thiện đáng kể sức khỏe mà còn loại bỏ khả năng lây truyền HIV cho người khác.
Trong thời gian tới, Cục Phòng, Chống HIV/AIDS sẽ tiếp tục phối hợp với PEPFAR và các đối tác để hỗ trợ các tỉnh, thành phố tăng tỷ lệ người sống chung với HIV có thẻ bảo hiểm y tế và hướng tới đạt mục tiêu kiểm soát dịch HIV.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGHỆ THUẬT VẢI BOJAGI BỌC ĐỒ CỦA XỨ HÀN.

VÁY DẠ HỘI ĐƯỢC LÀM TỪ GIẤY CỦA NHỮNG NHÀ THIẾT KẾ NỔI TIẾNG.

Ly giấy thân thiện với cả người sử dụng và môi trường.