TÌNH HÌNH TÍN DỤNG ĐEN THỜI GIAN QUA DIỄN BIẾN PHỨC TẠP.
Chỉ tính riêng trên địa bàn Tây Nguyên, hiện toàn hệ thống ngân hàng đang có 495 chi nhánh, phòng giao dịch. Dư nợ tín dụng chiếm 4,52% tổng dư nợ toàn quốc. Chưa kể, tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội chiếm 8,7% tổng số tiền ngân hàng này đang cho vay trên toàn quốc.
Do khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, tình hình tín dụng đen của khu vực thời gian qua diễn biến phức tạp.
"Tín dụng đen" đang là vấn đề nhức nhối hiện nay. Nóng hơn hết là tại các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Tại hội nghị triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhằm hạn chế tín dụng đen do Ngân hàng Nhà nước phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức với sự tham gia của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo địa phương, các sở ban ngành 5 tỉnh Tây Nguyên, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi cùng các tổ chức tín dụng, hàng loạt các biện pháp mới đã được đề xuất nhằm đẩy lùi tình trạng này, trong đó có chủ trương mở rộng đối tượng cho vay.
Tuy nhiên, phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhận định, do khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, tình hình tín dụng đen của khu vực thời gian qua diễn biến phức tạp.
Tại hội nghị, qua thảo luận cho thấy nguyên nhân khiến tín dụng đen bùng phát là do nhu cầu vay vốn của người dân cao, nhưng khả năng tiếp cận vốn vay còn hạn chế, lại thiếu thông tin nên dễ bị các đối tượng lợi dụng.
Các ngân hàng đã đưa ra một số giải pháp như: Agribank triển khai gói tín dụng 5.000 tỷ đồng, thủ tục xét duyệt giải ngân trong ngày; Ngân hàng Chính sách Xã hội nâng mức cho vay tối đa không cần đảm bảo đối với các hộ nghèo, cận nghèo từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ và kéo dài thời hạn cho vay lên 10 năm.
Ngành ngân hàng cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý để đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại; nghiên cứu đề xuất Chính phủ ban hành chính sách mới về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo, theo hướng mở rộng đối tượng cho vay.
Bộ Tư pháp nhận thấy, quy định về tính mức lãi suất làm căn cứ cho việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản tại Nghị định số 167 của Chính phủ không còn phù hợp với quy định về lãi suất cho vay theo Bộ luật Dân sự năm 2015. Mức lãi suất làm căn cứ cho việc xử phạt vi phạm theo quy định của Nghị định này là vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay, trong khi mức lãi suất quy định tại Bộ luật Dân sự là 20%/năm/khoản tiền vay.
Nhận xét
Đăng nhận xét