GIAN NAN LẤY NƯỚC ĐỢT HẠNG HÁN.

Ngay sau Tết, nhiều địa phương đã tổ chức xuống đồng. Hiện phía Bắc đã có 35-40% diện tích cấy xong lúa Xuân.
Thời điểm này đang là mùa khô nóng khốc liệt ở vùng Bảy Núi, An Giang. Nước mưa dự trữ đã dần cạn kiệt, trong khi nước giếng khoan nhiều nơi bị nhiễm phèn không thể sử dụng. Người dân ở một số phum sóc phải tìm nguồn nước từ các khe suối trên núi, hoặc các giếng trời để uống.
Giữa cánh đồng khô cháy tại xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn bất ngờ có một giếng rịn ra dòng nước mát ngọt. Tuy nhiên, để lấy được nguồn nước này về sinh hoạt cũng rất gian nan.
Đợt cấp nước cuối cùng cho vụ Đông Xuân đã được điều chỉnh từ 8 ngày trong kế hoạch xuống chỉ còn 2 ngày. Hiện nay, các địa phương ở miền Bắc mới chỉ hoàn thành được 40% khâu cấy lúa, do đó, ngay từ 14/2, một số địa phương đã điều chỉnh kế hoạch, gấp rút lấy nước.
Tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, một số diện tích vụ Đông hiện vẫn đang thu hoạch. Việc lấy nước cấy lúa ở đây chậm hơn nhiều địa phương khác. Khắc phục hạn chế khó lấy nước do các cửa cống cao hơn mực nước sông, Bắc Ninh đã lắp thêm một số trạm bơm dã chiến. Các trạm bơm lớn tăng công suất tối đa để bơm nước vào kênh mương nội đồng và đóng cống giữ nước cả 1 tuần qua. Nếu ngưng cấp nước sớm, tỉnh này vẫn đủ nước cấy cho 33.000 ha lúa.
Việc lấy nước năm nay tốt nhất trong nhiều năm qua. Tính đến 14/2, 508.000 ha, chiếm 93% diện tích đã có nước. Một số tỉnh vốn gặp khó khăn trong công tác lấy nước khác như Hà Nội, đã đạt trên 83%, Vĩnh Phúc 88%. Với một số diện tích quá khó, ngành nông nghiệp chỉ đạo cần điều chỉnh cơ cấu cây trồng.
Sau đợt xả nước cuối này, 6 ngày sau, các thủy điện vẫn sẽ phải xả tăng cường để đảm bảo cho mực nước sông Hồng tại trạm Sơn Tây đạt hơn 2,5m vì với mực nước này, trạm bơm dã chiến ở Hà Nội mới có thế bơm nước vào nội đồng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGHỆ THUẬT VẢI BOJAGI BỌC ĐỒ CỦA XỨ HÀN.

VÁY DẠ HỘI ĐƯỢC LÀM TỪ GIẤY CỦA NHỮNG NHÀ THIẾT KẾ NỔI TIẾNG.

Ly giấy thân thiện với cả người sử dụng và môi trường.