SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRỞ THÀNH CHỢ HÀNG TRUNG QUỐC.

Việc người Trung Quốc cạnh tranh trên kênh thương mại điện tử cũng không khác cách người Thái, người Hàn, hay người Nhật đã làm với hệ thống bán lẻ ở Việt Nam.

Theo báo Giao thông, nếu cứ để tình trạng này diễn ra thì thương mại điện tử sẽ không kích thích được kinh tế tăng trưởng, vì nó tạo ra doanh số nhưng chỉ có người tiêu dùng Việt Nam mua, tức là chỉ tiêu tiền, mà không kinh doanh sinh lời.

"Cảnh báo sàn thương mại điện tử Việt Nam thành chợ hàng Trung Quốc" là nhan đề bài viết đáng chú ý trên báo Giao thông. Chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng bài viết lấy dẫn chứng thực tế về việc người Trung Quốc hoàn toàn có thể đăng ký bán hàng trên các trang thương mại điện tử như: Lazada, Shopee... và bán trực tiếp cho người Việt Nam, chứ không cần chờ người Việt sang Trung Quốc mua hàng về rồi bán lại. Hàng hóa không cần qua trung gian, giá sẽ rất rẻ.

Việc đấu giá quảng cáo trên xe bus đã 4 lần thất bại khi không có doanh nghiệp nào tham gia, nhưng Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM vẫn tiếp tục đấu giá lần 5 trong tháng này, nếu thành công sẽ thu về ít nhất 63 tỷ đồng cho hợp đồng 6 tháng. Đại diện mọt công ty quảng cáo nhìn nhận chính quyền vẫn dựa trên tư duy của người quản lý mà không nắm được thị trường và nhu cầu của người thuê quảng cáo.
Nếu cách đây 15 năm, quảng cáo trên xe bus được là miếng bánh béo bở, thì nay chỉ còn là cục xương, vì nhu cầu quảng cáo ngoài trời đã giảm tới 30%, khách hàng chuyển qua quảng cáo trực tuyến nhiều hơn. Thế nhưng, giá quảng cáo TP.HCM đưa ra rất cao, từ 90 - 100 triệu xe/năm, còn ở các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Long An, phí quảng cáo trên xe bus chỉ hơn chục triệu đồng, cao nhất là 30 triệu đồng/xe/năm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGHỆ THUẬT VẢI BOJAGI BỌC ĐỒ CỦA XỨ HÀN.

VÁY DẠ HỘI ĐƯỢC LÀM TỪ GIẤY CỦA NHỮNG NHÀ THIẾT KẾ NỔI TIẾNG.

Ly giấy thân thiện với cả người sử dụng và môi trường.