NHỮNG LỢI ÍCH VÀ KHÓ KHĂN MÀHIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO MANG LẠI.
Hiệp định thương mại tự do không chỉ đem đến những “quả ngọt” mà còn cả “trái đắng”.
Hiệp định thương mại tự do (FTA) trao cho các quốc gia quyền tiếp cận rộng mở hơn đối với các thị trường trên toàn cầu. Tuy nhiên, sáng kiến thương mại này không chỉ đem đến những “quả ngọt” mà còn cả “trái đắng”.
Hiệp định thương mại tự do (FTA) trao cho các quốc gia quyền tiếp cận rộng mở hơn đối với các thị trường trên toàn cầu. Tuy nhiên, sáng kiến thương mại này không chỉ đem đến những “quả ngọt” mà còn cả “trái đắng”.
FTA được thiết kế để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Những lợi ích mà FTA mang lại là không thể phủ nhận, trong đó phải kể đến việc tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn cho doanh nghiệp, giảm bớt chi tiêu chính phủ khi loại bỏ các khoản trợ cấp, thúc đẩy đầu tư nước ngoài và quá trình chuyên môn hóa các ngành công nghiệp trong nước và mở ra cơ hội tiếp cận công nghệ mới.
Đối với chính phủ, FTA giúp cắt giảm chi tiêu bởi thông thường chính phủ bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước thông qua các khoản trợ cấp như ưu đãi thuế, hoàn tiền…
Đối với chính phủ, FTA giúp cắt giảm chi tiêu bởi thông thường chính phủ bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước thông qua các khoản trợ cấp như ưu đãi thuế, hoàn tiền…
Song khi FTA được thực thi, các doanh nghiệp không còn phụ thuộc nhiều vào những chính sách bảo hộ vì họ buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể trụ vững. Khoản ngân sách tiết kiệm được có thể chuyển sang các chương trình an sinh xã hội khác.
Đáng chú ý, gần đây, FTA Nhật Bản – Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực vào ngày 1/2/2019. FTA này tạo ra một trong những khối kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 30% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn thế giới với khoảng 600 triệu dân.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch thương mại giữa Nhật Bản và EU đạt khoảng 125 tỷ euro (148,69 tỷ USD)/năm.
Với EU, sau khi dỡ bỏ các rào cản thương mại, theo ước tính sơ bộ, lượng hàng xuất khẩu của các nước EU sang Nhật Bản với thị trường hơn 126 triệu dân và GDP 5.405 tỷ USD sẽ tăng thêm 30%.
Ngược lại, lượng hàng xuất khẩu của Nhật Bản vào thị trường EU sẽ tăng 23,5%, mang lại nhiều cơ hội và việc làm hơn.
Những chỉ trích lớn nhất nhằm vào FTA là tình trạng mất việc làm, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, “phủ mây đen” lên các ngành công nghiệp nội địa, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và làm giảm nguồn thu từ thuế.
Việc giảm thuế cho phép các công ty mở rộng hoạt động kinh doanh sang các nước khác, theo đó, sẽ làm giảm việc làm trong nước.
Bên cạnh đó, nhiều quốc gia không có luật bảo vệ những phát minh và bằng sáng chế. Hệ quả là các doanh nghiệp thường bị đánh cắp các ý tưởng và phải cạnh tranh với các sản phẩm có giá thấp hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét