BĂNG Ở GREENLAND TAN NHANH GẤP 6 LẦN.
40% lượng băng, ước lượng vào khoảng hai tỉ tấn, đã biến mất trong ngày 13/6 ở đảo Greenland thuộc Bắc Cực và đây là điều hết sức bất thường.
Lượng băng vừa mất đi đủ lấp đầy diện tích Công viên Quốc gia Mỹ ở Washington với độ cao gấp 8 lần Tượng đài Washington, vào khoảng 40% lượng băng hiện có của Greenland.
Việc băng tan đột biến là hiện tượng bất thường nhưng không phải là chuyện chưa từng có. Các chuyên gia dự đoán, năm 2019 có thể là thời điểm đảo Greenland lập kỷ lục mới về băng tan.
Các nhà khoa học cảnh báo toàn bộ lượng băng ở Greenland nếu tan chảy có thể khiến nước biển dâng hơn 6m.
Theo kết quả nghiên cứu vừa được tạp chí khoa học PNAS của Mỹ công bố, nhiều mảng băng lớn tại Greenland tan chảy với tốc độ nhanh gấp 6 lần trong gần nửa thế kỷ qua do biến đổi khí hậu.
Điều này khiến lượng băng biến mất tăng chóng mặt và góp phần đáng kể vào hiện tượng mực nước biển dâng toàn cầu.
Trong giai đoạn từ năm 2011-2014, 1.000 tỷ tấn băng tại Greenland tan chảy, khiến cho mực nước biển toàn cầu dâng thêm 0,75mm mỗi năm. Số liệu này được thu thập dựa trên phân tích hình ảnh vệ tinh CryoSat cùng với mô hình theo dõi khí hậu của khu vực để tạo ra bản đồ thay đổi băng ở Greenland.
Theo ước tính, toàn bộ lượng băng tại Greenland nếu tan chảy có thể khiến mực nước biển tăng lên 6m. Kể từ năm 1900, lượng băng tan ở Greenland và Nam Cực đã nâng mực nước biển lên 20cm.
Nhận xét
Đăng nhận xét