LỰA CHỌN TRANG WEB, THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM,...CẦN CẨN TRỌNG HƠN.
Trung Quốc vẫn là cái tên số một của hàng giả, chiếm 43% các hoạt động liên quan trên Instagram. Theo sau với tỷ lệ cao không kém là Nga với 30%.
Báo cáo hàng giả trên Instagram năm 2018 đã phân tích ngẫu nhiên 700.000 bài đăng có chứa các hashstag của những thương hiệu xa xỉ nổi tiếng như #louisvuitton, #lv, #gucci; và thống kê những nhãn hiệu được đề cập nhiều nhất, liên quan đến mua bán hàng fake. Nhu cầu sở hữu những thiết kế từ các thương hiệu nổi tiếng như Chanel, Dior, Nike,… ngày càng gia tăng, nhưng giá cả đắt đỏ ngoài khả năng chi trả của hàng chính hãng đã khiến một bộ phận lớn người tiêu dùng tìm đến hàng nhái có mẫu mã gần như y hệt, với mức giá rẻ hơn cả chục lần.
Bên cạnh đó, báo cáo này cũng chỉ ra những quốc gia là địa bàn hoạt động mua bán hàng giả sôi động nhất thế giới. Trung Quốc vẫn là cái tên số một của hàng giả, nơi sản xuất hầu hết các sản phẩm giả mạo trên thế giới, chiếm 43% các hoạt động liên quan trên Instagram. Theo sau với tỷ lệ cao không kém là Nga, 30%.
Nền tảng hình ảnh Instagram vài tháng trước đã gây chú ý, khi tuyên bố sẽ đẩy mạnh mảng mua sắm điện tử, thay vì chỉ là một ứng dụng hình ảnh. Nhưng mới đây, một báo cáo từ nền tảng này cho thấy, vấn nạn hàng giả, hàng nhái cũng đang tràn lan trên Instagram.
Cơ quan cảnh sát Europol vừa đóng cửa hơn 4.500 trang web bán hàng giả, phần lớn thông qua các mạng xã hội.
Động thái này nằm trong chiến dịch mang tên "Đừng làm giả" của Europol, nhắm vào các hoạt động kinh doanh lừa đảo trên Internet với sự tham gia của các cơ quan từ 27 quốc gia châu Âu, Mỹ và Canada.
Bên cạnh đó, Europol cũng phát hành một bản hướng dẫn phát hiện các trang web giả mạo và cảnh báo người tiêu dùng cần nâng cao cảnh giác.
Nhận xét
Đăng nhận xét