CẦN NHIỀU NỔ LỰC HƠN ĐỂ KHẮC PHỤC THẺ VÀNG CỦA EC ĐỐI VỚI THỦY SẢN VIỆT NAM.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Suốt 1,5 năm qua, Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp để khắc phục thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản. Trong đó, vào ngày 25/4, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản có hiệu lực, đây là một dấu mốc rất quan trọng cho những nỗ lực của nước ta trong việc tuân thủ các khuyến nghị của (EC). Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là luật, từ luật đi đến thực tế là cả 1 khoảng cách.
Nếu không giải quyết được 4 nhóm kiến nghị lớn của EC, Việt Nam sẽ bị xác định là quốc gia không hợp tác và có thể sẽ bị áp dụng "Thẻ đỏ". Đồng nghĩa tất cả sản phẩm "thủy sản từ khai thác" của Việt Nam sẽ bị cấm xuất khẩu vào EU.
Ngay tại cuộc họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, các bộ ngành và địa phương đã đề xuất những giải pháp cụ thể mang tính chất căn bản. Trong đó có 3 vấn đề chính là hành lang pháp lý, khai thác tận diệt và thiết bị giám sát tàu cá.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh 4 tháng nữa đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu EC dự kiến sẽ sang Việt Nam kiểm tra việc thực hiện các khuyến nghị của EC sau 2 năm bị cảnh cáo "Thẻ vàng". Trong lần kiểm tra thứ hai này, đoàn thanh tra sẽ kiểm tra 4 nhóm khuyến nghị mà EC đã yêu cầu nước ta phải thực hiện là Khung pháp lý; Hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá; Thực thi pháp luật và Truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGHỆ THUẬT VẢI BOJAGI BỌC ĐỒ CỦA XỨ HÀN.

VÁY DẠ HỘI ĐƯỢC LÀM TỪ GIẤY CỦA NHỮNG NHÀ THIẾT KẾ NỔI TIẾNG.

Ly giấy thân thiện với cả người sử dụng và môi trường.