VẤN ĐỀ QUAN TÂM HÀNG ĐẦU CỦA NGƯỜI DÂN INDONESIA TRONG CUỘC BẦU CỬ.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế Indonesia (TI-Indonesia), tham nhũng là vấn đề quan tâm hàng đầu của hơn 190 triệu cử tri Indonesia trong cuộc bầu cử lựa chọn nguyên thủ quốc gia vừa qua.
Chỉ số Nhận thức tham nhũng (CPI) mới nhất của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đo lường tham nhũng khu vực công ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cho thấy, Indonesia đạt 38 điểm (thang điểm 100), thấp hơn so với điểm số trung bình 44 của khu vực Châu Á Thái Bình Dương. So với các nước Đông Nam Á (ASEAN), Indonesia có điểm số thấp hơn nhiều so với Singapore (85 điểm), Brunei Darussalam (63 điểm) và Malaysia (47 điểm).
Mặt khác, theo phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu năm 2017, khảo sát gần 22.000 công dân của 16 quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, 60% công dân Indonesia tin rằng, mức độ tham nhũng trong nước đang trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, trong một cuộc khảo sát quốc gia đối với các chủ doanh nghiệp từ 12 thành phố của Indonesia, hầu hết những người được hỏi không cho rằng tham nhũng là một vấn đề quan trọng ở nước họ. Một kết quả khá mâu thuẫn với những phát hiện khác, nhưng lại không gây ngạc nhiên, khi mà trong môi trường kinh doanh tại Indonesia, tham nhũng đôi khi được coi như "cái giá" của việc làm kinh tế.
Năm 2017, TI-Indonesia, đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với hàng chục thành phố có mức đóng góp cao nhất vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia và kiểm tra mối liên hệ giữa cách mà các doanh nhân có được sự thuận lợi trong việc kinh doanh với tần suất các hành vi hối lộ.
Đơn cử, tại Aceh (Indonesia), Thống đốc tỉnh này đã 3 lần bị bắt giữ vì các cáo buộc liên quan đến tham nhũng. KPK cũng đã vạch trần 41 thành viên của nghị viện khu vực có dính líu tham nhũng.
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của KPK, tham nhũng vẫn tồn tại khắp các ngóc ngách của Indonesia. Do đó, các cơ quan chức năng chống tham nhũng của nước này cần phải làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy cuộc chiến chống tham nhũng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng và ngăn chặn tham nhũng ngay từ khi mới manh nha.
Hiện nay, KPK đang thực hiện một số chương trình phòng, chống tham nhũng, trong đó có Chương trình Giáo dục Mầm non (PAUD). Ngoài ra, một quy định mới của Tổng thống được đưa ra, theo đó, xây dựng một chiến lược quốc gia chống tham nhũng do một nhóm chuyên trách thực hiện. Nhóm này bao gồm: KPK, Văn phòng Điều hành của Tổng thống (KSP), Cơ quan Kế hoạch và Phát triển Quốc gia (Bappenas), Bộ Nội vụ và Bộ Cải cách Hành chính, Quan liêu (KemenPAN RB).
Nhận xét
Đăng nhận xét