ĐÁNH THUẾ KHÍ THỈA CARBON ĐỂ GIẢM LƯỢNG KHÍ THẢI GÂY HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH.

Một trong những biện pháp mới nhất để giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đó là sẽ đánh thuế khí thải Carbon từ năm 2019.
Tăng thuế khí thải Carbon lên mức 70 USD/tấn vào năm 2030 sẽ là biện pháp hiệu quả nhất để giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo báo cáo của IMF, việc tăng thuế Carbon giúp giảm tiêu thụ năng lượng, khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng sạch và huy động nguồn tài chính tư nhân. Các quốc gia có thể sử dụng nguồn thu này để tài trợ cho các dự án tăng trưởng bền vững và toàn diện hơn.
IMF ước tính với những nước phụ thuộc nhiều vào than đá như Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi, thuế Carbon chỉ ở mức 35 USD/tấn đã có thể giúp các nước này giảm 30% lượng khí thải. Tuy nhiên, cũng theo báo cáo, mức thuế mới chưa nhận được sự ủng hộ rộng rãi, kể cả ở các nước phát triển và chủ trương bảo vệ môi trường như Pháp.
Mới đây, Chính phủ Pháp đã buộc phải hoãn kế hoạch tăng thuế Carbon từ 44,6 Euro lên 55 Euro (tương đương 61,60 USD) do vấp phải sự phản đối của phong trào "Áo vàng".
Là một quốc gia bị ảnh hưởng rõ rệt do mực nước biển dâng vì biến đổi khí hậu nên Singapore rất quan tâm tới các biện pháp bảo vệ môi trường, giảm khí thải nhà kính. 
Theo đó, Singapore sẽ thu khoảng từ 7 - 14 USD/tấn khí thải CO2 và nguồn thu từ thuế này sẽ được chi ngược lại cho các biện pháp bảo vệ môi trường. Đây được xem là nỗ lực của Singapore nhằm giảm khí thải nhà kính, tác nhân chính khiến nước biển dâng trong khi Singapore thuộc loại trũng nhất thế giới, có nguy cơ bị xoá sổ trong hơn 100 năm nữa.
Tuy nhiên, việc đánh thuế này sẽ tác động rất lớn tới ngành công nghiệp nặng, nhất là công nghiệp lọc dầu tại Singapore, vốn đóng góp tới 5% GDP Singapore vì sẽ làm tăng chi phí từ 3,5 - 7 USD đối với một thùng dầu. Chính vì thế, giữa Chính phủ Singapore và đại diện các ngành công nghiệp sẽ sớm bàn thảo chi tiết hơn nhằm tránh ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các công ty công nghiệp.
Singapore có chiến lược chống biến đổi khí hậu, với mục tiêu giảm 36% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 so với năm 2005.
Đánh thuế carbon được xem là một biện pháp vừa làm tăng ngân sách nhà nước vừa làm gia tăng các biện pháp bảo vệ môi trường. Mặc dù đã từng gây rất nhiều tranh cãi nhưng biện pháp này ngày càng được nhiều quốc gia công nhận và áp dụng nhằm mục tiêu phát triển bền vững, giảm khí thải nhà kính và ít phụ thuộc hơn vào các nguồn nguyên liệu hóa thạch.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGHỆ THUẬT VẢI BOJAGI BỌC ĐỒ CỦA XỨ HÀN.

VÁY DẠ HỘI ĐƯỢC LÀM TỪ GIẤY CỦA NHỮNG NHÀ THIẾT KẾ NỔI TIẾNG.

Ly giấy thân thiện với cả người sử dụng và môi trường.