TRUNG QUỐC THU MUA NHỮNG THỨ KÌ LẠ
Thương lái Trung Quốc thu mua những thứ tưởng chừng như bỏ đi ở Việt Nam với mức giá cao khiến người dân đổ xô đi gom dẫn đến mất cân bằng sinh thái
Thu mua bọ độcMới đây, thương lái đổ xô tới các tỉnh Tây Nguyên để tìm mua loại bọ 3 sọc (còn gọi là sâu ban miêu, sâu đậu,...) với giá tới cả triệu đồng/kg, không hiểu để làm gì.
Được thương lái đặt hàng với giá cao, nhiều người dân lùng sục khắp nương rẫy, núi rừng để bắt loài bọ cánh cứng có 3 sọc vàng về bán. Còn các tiệm tạp hóa, quầy thuốc tây thì cho biết họ mua về để bán lại cho thương lái Trung Quốc.
Trước đây, loài bọ 3 sọc này đầy rẫy tại các vườn nhà, nương rẫy nhưng không ai mua. Chính quyền địa phương đã khuyến cáo người dân không nên bắt vì loại bọ này có độc, gây bỏng.
Một số chuyên gia về kỹ thuật bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum khẳng định, con bọ cánh cứng đang được thương lái thu mua là loài ban miêu khoang vàng nhỏ, dài hơn 1 cm, thân màu đen với các điểm hay dải ngang màu vàng. Loài này thường gây hại trên lúa, khoai lang, bầu, bí...
Thu mua giun
Cách đây mấy năm, thương lái Trung Quốc tìm về vùng đất Tâm Giang - Thừa Thiên Huế để thu mua giun biển (còn được gọi là địa sâm) để bán qua Trung Quốc. Sự săn lùng ráo riết khiến loài sinh vật này có nguy cơ biến mất.
Người dân dùng kích điện cắm xuống đất, chỉ khoảng vài giây đồng hồ những chú giun đất ngoi lên và bị bắt ngay vào xô. Một người đàn ông trung tuổi chuyên thu mua, gom giun đất ở Phú Thọ cho biết, mới đầu một người dân có thể bắt được từ 40 - 50 kg giun mỗi ngày, sau đó thuê người mổ cả đêm. Sau này số lượng giun ít dần thì mỗi ngày một người có thể bắt được tầm 10kg, bán với giá 20.000 đồng/kg thì cũng có thu nhập 200.000 đồng/ngày.
Những con giun biển dài từ 0,2-0,4m, nặng gần 300 gram sinh sống trong các hang cách mặt đất chỉ 0,3 m tại các bãi bồi ở vùng nước lợ phá Tam Giang.
Cứ mỗi ngày khi thủy triều xuống, những người này lại chia nhau thành những nhóm nhỏ đi dọc phá Tam Giang đào giun biển. Họ sử dụng những cái xuổng sắt men theo các bãi bồi giữa phá Tam Giang tìm hang trú ngụ của giun biển để đào bắt.
Nghiêm trọng hơn, có một thời gian các thương lái lại gom mua giun đất dẫn đến tình trạng tận diệt loài giun này ở một số tỉnh như Tuyên Quang, Thái Bình, Phú Thọ....
Thu mua giun
Cách đây mấy năm, thương lái Trung Quốc tìm về vùng đất Tâm Giang - Thừa Thiên Huế để thu mua giun biển (còn được gọi là địa sâm) để bán qua Trung Quốc. Sự săn lùng ráo riết khiến loài sinh vật này có nguy cơ biến mất.
Người dân dùng kích điện cắm xuống đất, chỉ khoảng vài giây đồng hồ những chú giun đất ngoi lên và bị bắt ngay vào xô. Một người đàn ông trung tuổi chuyên thu mua, gom giun đất ở Phú Thọ cho biết, mới đầu một người dân có thể bắt được từ 40 - 50 kg giun mỗi ngày, sau đó thuê người mổ cả đêm. Sau này số lượng giun ít dần thì mỗi ngày một người có thể bắt được tầm 10kg, bán với giá 20.000 đồng/kg thì cũng có thu nhập 200.000 đồng/ngày.
Những con giun biển dài từ 0,2-0,4m, nặng gần 300 gram sinh sống trong các hang cách mặt đất chỉ 0,3 m tại các bãi bồi ở vùng nước lợ phá Tam Giang.
Cứ mỗi ngày khi thủy triều xuống, những người này lại chia nhau thành những nhóm nhỏ đi dọc phá Tam Giang đào giun biển. Họ sử dụng những cái xuổng sắt men theo các bãi bồi giữa phá Tam Giang tìm hang trú ngụ của giun biển để đào bắt.
Nghiêm trọng hơn, có một thời gian các thương lái lại gom mua giun đất dẫn đến tình trạng tận diệt loài giun này ở một số tỉnh như Tuyên Quang, Thái Bình, Phú Thọ....
Nhận xét
Đăng nhận xét