TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT.
Bộ NN&PTNT đã chính thức ban hành quyết định loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Glyphosate ra khỏi Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam.
Hiện nay, 40 quốc gia và bang trên toàn thế giới đã có động thái mạnh mẽ đối với hoạt chất này và đã quy định các khung pháp lý từ không tiếp tục gia hạn, hạn chế sử dụng đến cấm sử dụng. Tại Việt Nam, hoạt chất Glyphosate có khoảng 104 tên thương mại khác nhau. Quyết định loại bỏ Glyphosate chính thức được thực hiện sau 60 ngày kể từ hôm nay (10/4). Lộ trình cho phép sử dụng hết hoạt chất đã nhập khẩu và kinh doanh kéo dài 1 năm.
Quyết định này được dựa trên những nghiên cứu mà Bộ NN&PTNT thực hiện từ năm 2015, khi cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC công bố kết quả đánh giá khả năng gây ung thư nhóm 2A đối với thuốc BVTV chứa glyphosate. Đặc biệt, dựa trên những phán quyết tại 2 phiên tòa ở Mỹ kiện Monsanto, Glyphosate được xác định trong thuốc diệt cỏ Roundup là tác nhân quan trọng gây ung thư cho 2 công dân Mỹ.
Hoạt chất bỏa vệ thực vật bị loại bỏ khỏi danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam là Chlorpyrifos Ethyl và Fipronil. Đây là những hoạt chất có trong nhiều loại thuốc trừ sâu.
Không nên lạm dụng thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật - khuyến cáo này liên tục được đưa ra. Thế nhưng, đây vẫn là thực tế hết sức nổi cộm trong nông nghiệp Việt Nam. Một thống kê đáng cảnh báo đã được công bố đó là Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều và khó kiểm soát.
Trung bình 5 năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam chi từ 500 - 700 triệu USD để nhập thuốc bảo vệ thực vật. Trong số này, 48% là thuốc diệt cỏ, tương đương 19.000 tấn, còn lại là thuốc trừ sâu, trừ bệnh, khoảng trên 16.000 tấn.
Khối lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trên 1 ha cây trồng mỗi năm ở Việt Nam lên đến 2 kg, trong khi một số nước khác trong khu vực chỉ từ 0,2 - 1 kg/ha. Tình trạng lạm dụng thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật đã kéo theo hàng loạt hệ lụy đối với sản xuất, môi trường, sức khỏe cộng đồng và đe dọa đến nền nông nghiệp bền vững.
Nhận xét
Đăng nhận xét