CÁC DÒNG SÔNG BĂNG TRÊN TRÁI ĐẤT MẤT ĐI 9.000 TỶ TẤN BĂNG TRONG 55 NĂM.

 9.000 tỷ tấn là khối lượng băng mà các dòng sông băng trên Trái đất mất đi trong 55 năm từ năm 1961 - 2016 do tình trạng Trái đất ấm lên.

Một nhóm nhà khoa học quốc tế đã sử dụng vệ tinh, quan sát thực địa và đưa ra kết luận rằng các sông băng đã tan chảy nhiều đến thế nào trong nửa thế kỷ qua. Con số đáng báo động trên đồng nghĩa với việc hành tinh của chúng ta đang mất đi trung bình 335 tỷ tấn băng mỗi năm.
Alaska là khu vực tan băng nhiều nhất, trong khi Bắc Cực là vùng ấm lên nhanh nhất trên Trái đất với tốc độ gấp 2 - 3 lần so với những vùng khác. Sông băng Mendenhall nổi tiếng của Alaska cũng đang dần biến mất.
Theo đó, vào những năm 1980, số băng tan chảy chỉ là 44 tỷ tấn băng mỗi năm. Từ năm 2009 đến nay, Nam cực đã mất khoảng 278 tỷ tấn băng mỗi năm. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mực nước biển dâng cao hơn 3 mét trong thế kỷ tới. 
Các nhà khoa học cho rằng, đây là dấu hiệu của tình trạng Trái Đất nóng lên do con người gây ra. Nếu tình trạng này tiếp diễn, không chỉ những con gấu, mà con người cũng sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo của băng tan.
Ở Nam Cực đang nhanh gấp 6 lần tốc độ vào những năm 1980. Các nhà khoa học chuyên nghiên cứu băng tại Mỹ đã sử dụng những hình ảnh được chụp từ máy bay, vệ tinh và giả lập máy tính để theo dõi tốc độ tan băng ở 176 khu vực tại Nam Cực kể từ năm 1979. Họ nhận thấy lượng băng mất đi gia tăng đáng kể và được cho là dấu hiệu của tình trạng Trái đất nóng lên do con người gây ra.
Tình trạng băng tan tại Bắc Cực tăng nhanh đã khiến cứ mỗi giây lại có tới 14.000 tấn nước tại đây đổ ra các đại dương. Đây là kết quả công trình nghiên cứu tâm huyết của các nhà khoa học Chile, Canada, Mỹ, Hà Lan và Na Uy trong suốt 47 năm qua. Theo nhóm nghiên cứu, tính đến hiện tại, tình trạng ấm lên nhanh tại Bắc Cực đang vượt xa so với Nam Cực.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGHỆ THUẬT VẢI BOJAGI BỌC ĐỒ CỦA XỨ HÀN.

VÁY DẠ HỘI ĐƯỢC LÀM TỪ GIẤY CỦA NHỮNG NHÀ THIẾT KẾ NỔI TIẾNG.

Ly giấy thân thiện với cả người sử dụng và môi trường.