SẼ CÓ LÀN SÓNG DI CƯ LẦN 2 VÀO CHÂU ÂU.

Mặc dù các bên có liên quan nỗ lực làm lắng dịu tình hình khu vực Trung Đông và Bắc Phi, nhưng vẫn chưa đủ sức để ngăn chặn các cuộc xung đột có nguy cơ bùng phát.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Corriere della Sera của Italy ngày 15/4, Thủ tướng Libya Fayez al-Sarraj lên tiếng cảnh báo khoảng 800.000 người di cư dự kiến sẽ tràn vào Italy và châu Âu nhằm thoát khỏi cuộc xung đột đang diễn ra ở Libya.

Ông al-Sarraj cảnh báo, trong số những người di cư sẽ có cả tội phạm và các phần tử thánh chiến có liên hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Rõ ràng cuộc xung đột ở Libya đang leo thang đáng lo ngại và nếu các bên có liên quan không tìm các biện pháp ngăn chặn quyết liệt, hiệu quả thì “làn sóng di cư” lần 2 tràn vào châu Âu là điều khó tránh khỏi.
Trong vài tuần trở lại đây, Libya nổi lên thành một điểm nóng mới do các cuộc xung đột vũ trang khi lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) trung thành với Tướng Khalifa Haftar mở cuộc tấn công vào khu vực miền Tây.
Xung đột bùng phát sau khi Tướng Haftar ngày 4/4 ra lệnh cho các lực lượng ở miền Đông tiến về miền Tây, tấn công Tripoli với tuyên bố “giải phóng Tripoli, tiêu diệt khủng bố, xóa sổ các băng nhóm tội phạm”.
Trong khi đó, lực lượng trung thành với Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) được quốc tế công nhận hoạt động ở Tripoli đã kháng cự quyết liệt.
Theo số liệu của LHQ, các cuộc giao tranh vừa qua đã khiến ít nhất 146 người thiệt mạng và hơn 13.500 người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Trước thềm cuộc họp của EU về vấn đề người tị nạn, giới phân tích nhận định, di cư sẽ vẫn là một vấn đề lớn của châu Âu trong thời gian tới.
Số liệu thống kê mà Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) vừa công bố cho thấy làn sóng người nhập cư bất hợp pháp vào EU đã giảm. Trong bảy tháng đầu năm 2018, ước tính có hơn 58.000 người tị nạn vượt Địa Trung Hải vào châu Âu, ít hơn 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, thách thức lớn đang đặt ra là con đường vượt biển di cư nói trên vẫn đang là “con đường chết chóc” nhất hành tinh.
Liên hợp quốc vừa cho biết, chỉ trong bảy tháng đầu năm nay, đã có gần 1.600 người chết trong hành trình vượt Địa Trung Hải vào EU. Theo thống kê, cứ 18 người thực hiện hành trình vào EU qua Địa Trung Hải, thì có một người thiệt mạng, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 1/42 người cùng kỳ năm ngoái. Người đứng đầu các chiến dịch của châu Âu trong UNHCR nhấn mạnh rằng: “Vấn đề đặt ra hiện nay không còn là có thể kiểm soát được lượng người di cư hay không, mà là liệu có thể tập trung nỗ lực nhân đạo để cứu thêm nhiều người hay không”.
Thách thức với EU còn là việc bảo đảm an ninh, an sinh xã hội và giải quyết vấn đề với những người di cư đã cập bến châu Âu. UNHCR tuần trước đã bày tỏ lo ngại về điều kiện sống ngày càng tồi tệ đi đối với người di cư tại Hy Lạp, nhất là những người ở trên đảo Lesbos, nơi trung tâm tiếp nhận người di cư đã quá tải. Từ năm 2015, đảo Lê-xbốt đã trở thành điểm đến chính tại châu Âu của gần 1 triệu người Syria, Afghanistan và Iraq, những người chiếm tới hơn 70% trong tổng số người di cư hiện đang ở Hy Lạp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGHỆ THUẬT VẢI BOJAGI BỌC ĐỒ CỦA XỨ HÀN.

VÁY DẠ HỘI ĐƯỢC LÀM TỪ GIẤY CỦA NHỮNG NHÀ THIẾT KẾ NỔI TIẾNG.

Ly giấy thân thiện với cả người sử dụng và môi trường.