TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ CƠ SỞ.
Việc đào tạo nhân lực cho y tế cơ sở sẽ giải quyết được tình trạng người dân vượt tuyến khiến tuyến trên thường xuyên quá tải.
Trong số những bệnh mà con người mắc phải, có tới 80% là những chứng bệnh đơn giản, tuy nhiên, ít ai nghĩ rằng mình sẽ đến trạm xá hay cơ sở y tế gần nhất, thậm chí có nhiều người còn lên tận bệnh viện tuyến trung ương để thăm khám. Đây chính là một vấn đề nhức nhối hiện nay trong khám chữa bệnh ở Việt Nam.Bộ Y tế đã phối hợp với Liên minh châu Âu và Ngân hàng Thế giới thực hiện Dự án Giáo dục và Đào tạo Nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPET) với mục tiêu đào tạo, nâng cao năng lực cho trên 15.000 cán bộ trạm y tế tại tỉnh khó khăn.
Mục tiêu nâng cao chất lượng y tế cơ sở đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm của ngành, trong đó, đào tạo nhân lực đang được coi là ưu tiên hàng đầu. Sở dĩ nó được ưu tiên hàng đầu không chỉ bởi vai trò quan trọng của đội ngũ nhân lực mà còn do những hạn chế, yếu kém của đội ngũ này tại các trạm y tế, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Từ khi bắt đầu, dự án HPET đã nhận được sự hỗ trợ rất tích cực từ phía Liên minh châu Âu. Dù đã có những kết quả khả quan ban đầu, nhưng để đánh giá được hiệu quả thực sự, nhất là về sự bền vững, lâu dài và tính lan tỏa thì cần có thêm thời gian.
Để dù trạm y tế ở địa phương nếu đạt chuẩn hoặc chưa đạt chuẩn nhưng đội ngũ nhân lực đủ và có năng lực và đủ trang thiết bị và các loại thuốc điều trị cho các bệnh thông thường, 80% số bệnh nhẹ sẽ được giải quyết ngay ở tuyến cơ sở, tuyến huyện mà không cần phải vượt lên tuyến trên.
Mạng lưới y tế cơ sở hoạt động hiệu quả cũng sẽ giúp giảm rất lớn về chi phí cho chính ngành y tế, địa phương và cho chính người dân, quan trọng nhất vẫn là sức khỏe của người dân được chăm sóc tốt hơn ngay từ ban đầu nhờ "người gác cổng" y tế cơ sở.
Tại thành phố Cần Thơ, 100% cơ sở y tế thực hiện đổi mới cách phục vụ hướng đến sự hài lòng của người bệnh, rút ngắn khoảng cách về chuyên môn và hạn chế tỷ lệ chuyển viện lên tuyến trên.
Hiện tất cả các xã, phường đều đạt chuẩn quốc gia về y tế. 43 trạm y tế thực hiện mô hình bác sĩ gia đình. Từ năm 2011, Cần Thơ đã gây quỹ "Hướng về y tế cơ sở" cho vùng sâu. Trong đó, hàng năm, đội thầy thuốc tình nguyện thực hiện các chương trình khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo trong và ngoài thành phố, đầu tư trang thiết bị cho các tuyến y tế cơ sở.
Nhận xét
Đăng nhận xét