Du lịch miền Trung, Tây Nguyên vẫn là những viên ngọc thô.
Miền Trung-Tây Nguyên có lợi thế để phát triển du lịch với nhiều địa điểm, cảnh quan cùng di sản đặc trưng. Điều đó thì không ai phủ nhận, nhưng lâu nay du lịch ở vùng này vẫn manh mún, không phát triển, không tận dụng được những thế mạnh vốn có của mình.
“Du lịch miền Trung như viên ngọc thô chưa được mài dũa”-Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại Hội nghị xúc tiến du lịch miền Trung-Tây Nguyên.
“Viên Ngọc thô” mà du lịch miền Trung-Tây Nguyên đang nắm giữ vốn dĩ đã có từ lâu, nhưng rồi một thời gian dài “viên ngọc” này vẫn chưa được mài dũa để tỏa sáng nếu không nói quá là không chịu mài dũa. Nguyên nhân có thể như sự đúc kết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, rằng : “Mất cân đối, thiếu sâu sắc, nhạt bản sắc hoặc là sắc thái chưa ấn tượng”.
Dặm dài khu vực miền Trung từ Bắc đến Nam có đến 1.870km đường biển, nhiều tỉnh thành có các bãi tắm đẹp hoang sơ nổi tiếng với những cái tên đầy mỹ miều “nữ hoàng bãi tắm”, “bãi biển đẹp nhất hành tinh”, “vịnh đẹp thế giới”... Thế nhưng, việc phát triển du lịch dựa vào lợi thế này hầu như không có. Nếu không nói là manh mún, nhỏ lẻ. Thậm chí một số bãi biển đã bị bào mòn, phá hủy do nhiều yếu tố.
Du lịch vùng này không chỉ là biển ở miền Trung, mà còn là núi đồi, biển hồ, thác… ở vùng Tây Nguyên. Nhưng rồi, sự chậm chạp và không “dũa gọt” khiến những bước đi cho ngành công nghiệp không khói này trở nên ì ạch, không phát huy được hết.
Du lịch miền Trung-Tây Nguyên được ví như “viên Ngọc thô”. Địa phương nào cũng có những lợi thế, những thắng cảnh, di sản riêng để làm nền móng cho sự phát triển của du lịch. Nhưng rồi, bấy lâu nay, du lịch của vùng này vẫn cứ chậm chạp, phát triển không giống như lợi thế đang có. Khách đến thì tăng nhưng chi tiêu và lưu trú lại quá thấp. Nguyên nhân có lẽ ai cũng biết. Làm cách nào để du lịch vùng này bật dậy mạnh mẽ và thu về được những gì vốn có thì chắc chắn sẽ còn bỏ ngỏ.
Nhận xét
Đăng nhận xét