Các con suối ở TP Pleiku bị san lấp để phân lô bán nền.

Những con suối ở này khi xưa có nhiệm vụ cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho người dân, nay dù không ai dùng nước này sinh hoạt nữa, nhưng vẫn có vai trò rất quan trọng trong thoát nước, cân bằng sinh thái, môi trường đô thị.

Tại hiện trường, con suối Yên Đỗ có chiều rộng chừng 30 - 40m, chiều dài suối bị lấp khoảng 1km. Mặc dù lòng suối không còn, nhưng đứng ở vị trí giữa lòng suối nhìn lên khu dân cư 2 bên bờ, vẫn thấy rất cao. Ông H. cho biết, suối này vốn nằm giữa 2 quả đồi, sau khi lập khu dân cư ở 2 bên bờ, dòng suối từng góp phần không nhỏ cho việc cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu. Ước tính, cả triệu m3 đất, đá đã được đổ xuống suối Yên Đỗ, và tổng diện tích suối đã san lấp lên đến nhiều ngàn m2. Ngoài lượng đất đá đổ xuống, “chủ nhân” mới của con suối này cũng đã làm bó vỉa chạy dọc khu đất, xây kè đá, chừa lại cho dòng suối 1 con mương rộng chừng hơn 1m. 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, người “thay mặt chính quyền” lấp suối Yên Đỗ này là ông Nguyễn Tấn Thành (còn gọi Thành Ruby, ở P. Ia Kring, TP Pleiku). Trước đó, vào khoảng tháng 3/2017, ông Thành gửi đơn lên UBND P. Yên Đỗ xin làm đường giao thông, đổ đất san lấp, xây kè đá dọc mương thoát nước. Trong khi chính quyền phường chưa có động thái gì về việc chấp thuận hay không, thì tháng 4/2017, ông Thành đã bắt đầu việc san lấp. Cùng thời gian này, P. Yên Đỗ và Phòng QLĐT TP Pleiku có văn bản yêu cầu dừng việc san lấp. Tuy nhiên, ông Thành đã “phớt lờ”, vẫn đổ đất san lấp.
Đến khi trên địa bàn TP Pleiku nở rộ tình trạng phân lô bán nền, phá nát quy hoạch chung, tỉnh Gia Lai ra văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc rà soát, thì UBND TP Pleiku mới ra quyết định xử phạt ông Nguyễn Tấn Thành số tiền vỏn vẹn 7,5 triệu đồng cho hành vi san lấp, xâm phạm dòng chảy suối Yên Đỗ, và yêu cầu ngừng thi công.
Trả lời về vụ việc, ông Nguyễn Tấn Thành cho biết, khu đất bờ suối ông mua lại của người dân giá mấy trăm triệu một sào, rồi chuyển mục đích thành đất trồng cây hàng năm, có xin phép UBND P. Yên Đỗ cho thi công xây kè chống sạt lở. “Tôi đã bán hàng chục lô đất, mỗi lô vài trăm triệu đồng để đầu tư vào đây, chỗ này trước đây không có đường xuống, tôi mua luôn cả đường để cho xe ra vào. Hiện đã đầu tư 2 - 3 tỷ đồng để cải tạo đất trồng cây cối, chứ phân lô bán phải có đầy đủ thủ tục, giấy tờ. Mà chỗ đó không chỉ có mình tôi, còn hai, ba người nữa. Chuyện tôi làm đường chỉ để đi trong nội bộ và đất mình thì mình có quyền làm thôi!”.
Người dân khu vực cho hay: “Con suối này có từ bao đời nay, là nơi tiêu thoát nước quan trọng của cư dân 2 bên bờ, có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, môi trường của TP Pleiku, vậy mà họ nhẫn tâm lấp đi. Họ chở đất đá, vật liệu xây dựng rầm rộ ngày đêm, bụi mịt mù, làm gần cả năm trời mà chính quyền không biết”.
mủ trôm, giay ve sinh, du lịch phan rang, khăn giấy lau tay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGHỆ THUẬT VẢI BOJAGI BỌC ĐỒ CỦA XỨ HÀN.

VÁY DẠ HỘI ĐƯỢC LÀM TỪ GIẤY CỦA NHỮNG NHÀ THIẾT KẾ NỔI TIẾNG.

Ly giấy thân thiện với cả người sử dụng và môi trường.