NỮA ĐỜI KHÔNG BIẾT NỖ LỰC, NỮA ĐÒI CÒN LẠI SẼ TRỞ THÀNH "LỰC BẤT TÒNG TÂM"

Một người chuyên gia từng làm một bảng điều tra dành cho những người cao tuổi, nội dung bảng điều tra chỉ hỏi một câu duy nhất: "Trong cuộc đời mình, chuyện làm ông, bà cảm thấy hối hận nhất đó là chuyện gì?".

Hơn một nửa trong số đó hối tiếc vì tuổi trẻ đã không chịu cố gắng, để rồi sau này bỏ lỡ nhiều cơ hội, chẳng làm nên được sự nghiệp gì vẻ vang. Nếu bạn còn trẻ, tôi tin rằng bạn sẽ chưa thể nào hiểu hết được thâm ý của những lời bộc bạch này.

Khi nhìn lại bản thân, nhìn lại tất cả những người xung quanh, tôi mới hiểu ra được cái hậu quả của việc tuổi trẻ đã không nỗ lực hết mình còn thảm hại nhiều hơn so với việc "không làm nên trò trống gì".

Tuổi trẻ lười biếng sẽ tạo nên những giọt lệ cho những hối hận khi đã chín chắn.
Tất cả những sức lực mình đã lười không muốn dùng đến sẽ trở thành những vết sẹo đau đớn ta phải mang theo suốt cuộc đời về sau.
Nửa đời không biết nỗ lực, nửa đời còn lại sẽ trở thành "lực bất tòng tâm".
Cuộc đời không có sự bắt đầu nào là quá muộn, cũng không thiếu sự tỉnh ngộ mà phải trả cái giá đắt.
Điều đáng nói là một bộ phận người đang cố gắng để tìm kiếm sự thay đổi, một bộ phận khác thì vẫn đang mắc kẹt trong hố sâu mà tự mình không hay biết.
Nữa đời trước ỷ lại, lười nhác chính là tự đào hố chôn mình vào nửa đời sau. Vốn dĩ có thể chăm chỉ học hành, vốn dĩ có thể thi vào một trường tốt, vốn dĩ có thể tìm được một công việc tốt, vốn dĩ có thể kiếm được nhiều tiền hơn nữa, vốn dĩ có thể có một cuộc sống tốt hơn bây giờ,...
Bạn vốn dĩ có thể làm được, nhưng bạn lại tự tay mình quyết định buông xuống. Cho đến hôm nay, hối hận rồi...
Nhưng may mắn là, nếu bây giờ thay đổi thì vẫn còn kịp! Sự thất bại lớn nhất của đời người không phải là "Tôi không làm được" mà là "Tôi vốn dĩ có thể". 

Nỗi khổ phải chịu khi còn trẻ vẫn còn nhẹ nhàng hơn nỗi đau phải trưởng thành.
Khi tuổi còn nhỏ, cuộc sống chỉ có một việc là đi học, cứ nghĩ rằng là mỗi ngày phải dậy sớm đi học, tối về lại còn phải làm bài tập về nhà, như vậy là khổ sở lắm rồi. Lớn lên rồi mới biết, so với áp lực về tính chi tiêu hàng tháng, áp lực nặng nề từ công việc, mấy thể loại khách hàng củ chuối,... thì cái khổ của học hành có đáng là gì cơ chứ!
Có một chuyên gia nổi tiếng đã dùng khoảng thời gian 1 tháng của mình để trải nghiệm sống một cuộc sống khổ cực với những người dân nghèo, tầng lớp tận cùng của xã hội ở Hồng Kông. Mỗi ngày, anh ấy phải làm việc mười mấy tiếng đồng hồ, nửa đêm mới được về nhà ngủ, tiền công làm được chỉ đủ ăn và trả tiền thuê nhà, còn chẳng dư ra được mấy đồng. 
Điều quan trọng hơn cả là, nửa đời trước bạn không cố gắng thì không chỉ ảnh hưởng đến bạn mà còn ảnh hưởng đến thế hệ tiếp theo.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGHỆ THUẬT VẢI BOJAGI BỌC ĐỒ CỦA XỨ HÀN.

VÁY DẠ HỘI ĐƯỢC LÀM TỪ GIẤY CỦA NHỮNG NHÀ THIẾT KẾ NỔI TIẾNG.

Ly giấy thân thiện với cả người sử dụng và môi trường.