CẦN BẢO VỆ HỆ SINH THÁI KHẨN CẤP.
Gần đến Tết, nhu cầu mua lan rừng tăng mạnh, do vậy nguy cơ rừng bị cưa hạ để lấy lan là rất lớn. "Tình trạng này mới xuất hiện gần đây. Chúng tôi đã chỉ đạo các trạm tăng cường tuần tra, ngăn chặn kịp thời hành vi hại rừng", ông Phạm Văn Chiến, Trưởng Ban quản lý Rừng phòng hộ Sông Móng - Ka Pét nói.
Mỗi ký lan rừng có giá 200.000 - 600.000 đồng tùy chất lượng, loại lan. Riêng những khúc lan nguyên bản (còn bám trên đoạn gỗ, cưa hai đầu) được bán với giá cao, từ vài trăm đến cả triệu đồng một khúc. "Lan rừng đẹp, lạ và thơm hơn lan nhà, nên dân chơi rất chuộng", anh Huỳnh Văn Thịnh, người chuyên chơi lan ở Bình Thuận cho biết.
Qua theo dõi, Trưởng trạm Đèo Nam cho biết có bảy người lạ mặt thường đi vào rừng. Nhóm này là dân từ thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc. Thay vì dùng móc khoèo lan xuống như phương pháp cũ, họ cưa hạ cây để thu hoạch lan cho nhanh.
Lúc gặp họ đi trong rừng, tình cờ kiểm tra giỏ, lực lượng của trạm đã phát hiện một số dụng cụ trèo hái lan và cưa tay. "Chúng tôi đã lập biên bản, tịch thu dụng cụ, yêu cầu họ không được vào rừng trái phép", ông Quang nói và cho biết đã đề nghị UBND xã Mỹ Thạnh và công an phối hợp ngăn chặn nhóm này đến địa bàn phá rừng để lấy lan.
Một người dân tộc Rai cho biết, khu rừng này bị phá cách đây khoảng một tháng. Những người cưa cây với mục đích hái lan mang về dưới xuôi bán, chứ không phải để lấy gỗ. "Họ từ nơi khác đến, không phải đồng bào mình, vì thấy mặt rất lạ", anh này cho biết.
Ông Nguyễn Văn Quang, Trưởng trạm bảo vệ rừng Đèo Nam (Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng - Ka Pét) phụ trách lâm phận bị phá cho biết, lực lượng của trạm đã phát hiện sự việc và báo cáo cấp trên. Không những khu vực gần làng, mà một số điểm có lan rừng trên núi cách đó vài cây số cũng có dấu hiệu bị xâm phạm.
Khu rừng tự nhiên rộng 3,7 hecta nằm trên đồi 90 thuộc xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu thời gian qua bị nhiều người mang cưa máy vô tư đốn hạ nhiều cây gỗ quý, có bán kính hơn nửa mét. Đặc biệt, khu vực trên chỉ nằm cách UBND xã Phủ Lý 300 m và Đội kiểm lâm cơ động khoảng 200 m.
Tại hiện trường, nhiều khúc gỗ nằm ngổn ngang ở bụi rậm chưa kịp đem ra khỏi bìa rừng, dấu cưa ở các gốc cây hàng chục năm còn rất mới.
Phó chi cục Kiểm lâm Đồng Nai cho biết có 56 cây gỗ đã bị hạ, đường kính 14-60 cm. Chi cục đã lập biên bản, cho dừng dự án để xác minh. "Khu bảo tồn cho biết chỉ phát dây leo bụi rậm để trồng thuốc", ông Dũng nói.
Tuy nhiên, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm cho rằng, việc khu bảo tồn cho chặt nhiều cây như vậy là "quá mức" và "khá phức tạp", ảnh hưởng đến rừng. Đơn vị này đã báo cáo với cấp trên để có hướng xử lý.
Khu bảo tồn Thiên nhiên văn hóa Đồng Nai rộng trên 100.000 hecta thuộc tiểu vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp, nằm trong hệ sinh thái Trường Sơn.
yến sào ninh thuận, mứt nho , mứt táo
yến sào ninh thuận, mứt nho , mứt táo
Nhận xét
Đăng nhận xét