CHỈ SỐ AQI TẠI HÀ NỘI LUÔN Ở MỨC BÁO ĐỘNG.
Theo dữ liệu năm 2017, Việt Nam có 71.365 ca tử vong do ô nhiễm, xếp thứ 103 trong tổng số 187 quốc gia. Trong đó, số ca tử vong do ô nhiễm không khí là hơn 50.000 người.
Liên minh toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm (GAHP) vừa đưa ra báo cáo phân tích bảng xếp hạng các ca tử vong do ô nhiễm trên toàn cầu, từng khu vực và mỗi nước.
Báo cáo này sử dụng dữ liệu của Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe (IHNME) về tác hại ô nhiễm không khí, nước, chì và nghề nghiệp. Báo cáo của GAHP cho biết ô nhiễm là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong và bệnh tật trên thế giới. Tỷ lệ tử vong vì ô nhiễm chiếm 15% tổng số ca tử vong trên toàn cầu, tương đương hơn 8,3 triệu người.
Trong đó, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong cao nhất (40%). Đó là sự kết hợp của các chất gây ô nhiễm trong gia đình, ngoài trời và tầng ozone.
Theo bảng xếp hạng, Trung Quốc và Ấn Độ có tỷ lệ tử vong vì ô nhiễm không khí cao nhất, với khoảng 1,24 triệu người chết. Tiếp sau đó, nằm trong top 10 là Pakistan, Indonesia, Bangladesh, Nigeria, Mỹ, Nga, Brazil và Philippines.
Trong số 10 quốc gia có nhiều người chết vì ô nhiễm nhất, có cả nước lớn nhất, giàu có nhất và một số nước nghèo. "Báo cáo nhắc nhở tất cả chúng ta rằng ô nhiễm là cuộc khủng hoảng toàn cầu. Không quan trọng bạn sống ở đâu. Ô nhiễm đều xảy ra với bạn", ông Rachelael Kupka, Giám đốc điều hành của GAHP, cho biết.
Việt Nam có 71.365 ca tử vong do ô nhiễm vào năm 2017. Trong đó, số người chết vì ô nhiễm không khí là 50.232, ô nhiễm nước là 3.097, ô nhiễm chì là 8.227, ô nhiễm nghề nghiệp là hơn 9.000 ca. Với tỷ lệ tử vong là 75/100.000, Việt Nam đứng thứ 103 trong tổng số 187 quốc gia.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký chỉ thị về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện chỉ số chất lượng không khí (AQI).
Trong những ngày qua, do xuất hiện nhiều dạng thời tiết cực đoan như mây mù dày đặc, nhiệt độ xuống thấp và hiện tượng nghịch nhiệt, dẫn đến chỉ số AQI của TP ở mức "xấu" và "rất xấu", ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Để khắc phục tình trạng trên, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Sở TN&MT chỉ đạo Chi cục Bảo vệ môi trường vận hành liên tục ổn định hệ thống quan trắc môi trường không khí, thường xuyên tổng hợp kết quả thông báo công khai các số liệu ô nhiễm không khí để người dân biết, có kế hoạch hành động, phòng tránh.
Trong trường hợp ô nhiễm không khí chạm mức "nguy hại", chỉ số AQI >300, Sở TN&MT có trách nhiệm thông báo tới Sở GD&ĐT để chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học cho các cháu học sinh sắp xếp lịch học phù hợp.
Đồng thời thông báo tới Sở Y tế để có các biện pháp bảo vệ sức khỏe nhân dân, phòng ngừa bệnh về đường hô hấp; tới các sở, ngành liên quan để có các biện pháp xử lý, khắc phục hạn chế phát thải.
Sở Y tế xây dựng phương án cụ thể để kịp thời hướng dẫn người dân các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo sức khỏe trong những ngày chất lượng không khí ở mức "xấu", "rất xấu" và "nguy hại".
yến sào ninh thuận, mứt nho , mứt táo
yến sào ninh thuận, mứt nho , mứt táo
Nhận xét
Đăng nhận xét