Một vài kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa hồng leo.
Tại sao trồng hoa hồng leo phải cần có kinh nghiệm?
Hoa hồng leo có sức sống tốt, cho hoa quanh năm nhưng nếu không biết cách trồng và chăm sóc có thể hoa hồng leo sẽ không cho hoa hoặc nếu có thì hoa ít và rất nhỏ, cây dễ chết, không xanh tươi...
Hoa hồng leo là giống cây ngoại nhập mới đang được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ màu sắc đẹp mắt, mới lạ, hoa to, cánh nhiều, mùi rất thơm... tạo hiệu ứng thẩm mỹ rất tốt cho không gian sống. Mặc dù để trồng được hoa hồng leo cho hoa to, màu thắm, nở đều quanh năm không hề khó nhưng nếu thiếu kinh nghiệm giống hoa hồng leo của bạn rất dễ bị còi cọc, không cho hoa hoặc cho hoa nhỏ, màu không thắm, cây không có sức vươn...
Nếu không trồng đúng kỹ thuật cũng có thể chết và đây là điều mà bất kỳ người trồng nào cũng đều không mong muốn bởi giống hoa hồng leo ngoại nhập không hề rẻ. Do đó trước khi quyết định trồng heo hồng leo, các bạn cần tự tìm hiểu một số thông tin về loại hoa mình yêu thích, kỹ thuật trồng, kinh nghiệm trồng... nếu có để đảm bảo sau khi mua giống về hoa hồng leo sẽ được trồng và chăm sóc đúng cách.
- Xử lý cây giống:(Giống hoa hồng leo quyết định rất lớn đến khả năng sinh trưởng và ra hoa) sau khi mua về bạn nên tỉa cành lá bị dập héo, tỉa hoa va các cành già quá dài bằng dụng cụ cắt tỉa như: kéo, kềm bấm (dụng cụ cắt tỉa phải được khử trùng bằng cồn 90o). Sau đó dùng bordo (chế phẩm sinh học dùng để phòng trừ các bệnh có nguồn gốc từ nấm và vi khuẩn cho cây) pha với nước tỉ lệ 1:1 bôi lên các vết cắt, vết trầy xước và các mắt ghép.
- Chọn vị trí và đất trồng: nên chọn vị trí trồng hoa hồng leo ở những nơi đón nắng khoảng 6-8h/ngày, đất trồng phải là tro trấu trộn xơ dừa - trấu sống - phân bò hoai trộn đều theo tỉ lệ 3-1-1 sau đó tưới thêm nước để đất trồng đủ độ ẩm. Lưu ý: không trồng hoa hồng leo trên đất thịt, đất phù sa vì sau một thời gian đất trồng sẽ bó chặt rễ làm cây kém phát triển.
- Cách trồng: lót đáy chậu bằng than củi để thoát nước tốt, không dùng than đước có hàm lượng muối cao sẽ làm hư rễ. Trồng cây vào chậu có kích thước phù hợp- gấp 1,5- 2 lần bầu đất (không nên trồng chậu quá to ở giai đoạn đầu). Khi trồng cây, dùng ngón tay nhấn chặt để gốc không bị lỏng. Pha atonik bà vicarben (1ml/1 lít nước) xịt đều cành, lá và gốc. Để nơi thoáng mát 3-5 ngày, tưới rất ít, chỉ cần giữ cho đất có độ ẩm vừa phải để cây thích nghi với điều kiện khí hậu và môi trường đất sau đó đem ra nắng và tăng lượng nước tưới.
- Cách chăm sóc: khi cây hồi phục và nảy mầm (4-10 ngày), rắc kích rễ N3M ½ muỗng cafe xa gốc rồi tưới đẫm atonik (1ml/1 lít nước). Hàng tuần bón phân hữu cơ chậm tan (Dynamic lifter, Rapid raiser, Back bounce) khoảng 15-30g/chậu. Hàng tháng bón NPK 1 muỗng cafe rắc xa gốc. Dùng NPK 30-10-10 cho giai đoạn nảy mầm, NPK 15-15-15, NPK 12-12-18 cho giai đoạn ra nụ. Lưu ý là phân hóa học chỉ dùng đúng liều lượng, tuyệt đối không dùng dư.
- Cách phòng ngừa sâu bệnh: tránh tưới nước trực tiếp vào hoa và lá vào ban đêm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển hình thành bệnh cho cây. Nếu cây bị nấm xịt luân phiên vài loại thuốc trị nấm (Ridomil Gold, Vicarben, Bordo) 7 ngày/ lần. Nếu cây bị bọ trĩ xịt confindor 7-10 ngày/ lần. Nếu cây bị nhện đỏ xịt Alphamite hay các loại khác 20 ngày/ lần.
Sau khi đã nắm bắt được tất cả những kinh nghiệm nêu trên thì việc trồng và chăm sóc hoa hồng leo không còn là vấn đề có thể làm khó cho bạn nữa.
mủ trôm, san xuat giay, du lịch phan rang, khăn giấy lau tay.
Hoa hồng leo có sức sống tốt, cho hoa quanh năm nhưng nếu không biết cách trồng và chăm sóc có thể hoa hồng leo sẽ không cho hoa hoặc nếu có thì hoa ít và rất nhỏ, cây dễ chết, không xanh tươi...
Hoa hồng leo là giống cây ngoại nhập mới đang được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ màu sắc đẹp mắt, mới lạ, hoa to, cánh nhiều, mùi rất thơm... tạo hiệu ứng thẩm mỹ rất tốt cho không gian sống. Mặc dù để trồng được hoa hồng leo cho hoa to, màu thắm, nở đều quanh năm không hề khó nhưng nếu thiếu kinh nghiệm giống hoa hồng leo của bạn rất dễ bị còi cọc, không cho hoa hoặc cho hoa nhỏ, màu không thắm, cây không có sức vươn...
Nếu không trồng đúng kỹ thuật cũng có thể chết và đây là điều mà bất kỳ người trồng nào cũng đều không mong muốn bởi giống hoa hồng leo ngoại nhập không hề rẻ. Do đó trước khi quyết định trồng heo hồng leo, các bạn cần tự tìm hiểu một số thông tin về loại hoa mình yêu thích, kỹ thuật trồng, kinh nghiệm trồng... nếu có để đảm bảo sau khi mua giống về hoa hồng leo sẽ được trồng và chăm sóc đúng cách.
- Xử lý cây giống:(Giống hoa hồng leo quyết định rất lớn đến khả năng sinh trưởng và ra hoa) sau khi mua về bạn nên tỉa cành lá bị dập héo, tỉa hoa va các cành già quá dài bằng dụng cụ cắt tỉa như: kéo, kềm bấm (dụng cụ cắt tỉa phải được khử trùng bằng cồn 90o). Sau đó dùng bordo (chế phẩm sinh học dùng để phòng trừ các bệnh có nguồn gốc từ nấm và vi khuẩn cho cây) pha với nước tỉ lệ 1:1 bôi lên các vết cắt, vết trầy xước và các mắt ghép.
- Chọn vị trí và đất trồng: nên chọn vị trí trồng hoa hồng leo ở những nơi đón nắng khoảng 6-8h/ngày, đất trồng phải là tro trấu trộn xơ dừa - trấu sống - phân bò hoai trộn đều theo tỉ lệ 3-1-1 sau đó tưới thêm nước để đất trồng đủ độ ẩm. Lưu ý: không trồng hoa hồng leo trên đất thịt, đất phù sa vì sau một thời gian đất trồng sẽ bó chặt rễ làm cây kém phát triển.
- Cách trồng: lót đáy chậu bằng than củi để thoát nước tốt, không dùng than đước có hàm lượng muối cao sẽ làm hư rễ. Trồng cây vào chậu có kích thước phù hợp- gấp 1,5- 2 lần bầu đất (không nên trồng chậu quá to ở giai đoạn đầu). Khi trồng cây, dùng ngón tay nhấn chặt để gốc không bị lỏng. Pha atonik bà vicarben (1ml/1 lít nước) xịt đều cành, lá và gốc. Để nơi thoáng mát 3-5 ngày, tưới rất ít, chỉ cần giữ cho đất có độ ẩm vừa phải để cây thích nghi với điều kiện khí hậu và môi trường đất sau đó đem ra nắng và tăng lượng nước tưới.
- Cách chăm sóc: khi cây hồi phục và nảy mầm (4-10 ngày), rắc kích rễ N3M ½ muỗng cafe xa gốc rồi tưới đẫm atonik (1ml/1 lít nước). Hàng tuần bón phân hữu cơ chậm tan (Dynamic lifter, Rapid raiser, Back bounce) khoảng 15-30g/chậu. Hàng tháng bón NPK 1 muỗng cafe rắc xa gốc. Dùng NPK 30-10-10 cho giai đoạn nảy mầm, NPK 15-15-15, NPK 12-12-18 cho giai đoạn ra nụ. Lưu ý là phân hóa học chỉ dùng đúng liều lượng, tuyệt đối không dùng dư.
- Cách phòng ngừa sâu bệnh: tránh tưới nước trực tiếp vào hoa và lá vào ban đêm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển hình thành bệnh cho cây. Nếu cây bị nấm xịt luân phiên vài loại thuốc trị nấm (Ridomil Gold, Vicarben, Bordo) 7 ngày/ lần. Nếu cây bị bọ trĩ xịt confindor 7-10 ngày/ lần. Nếu cây bị nhện đỏ xịt Alphamite hay các loại khác 20 ngày/ lần.
Sau khi đã nắm bắt được tất cả những kinh nghiệm nêu trên thì việc trồng và chăm sóc hoa hồng leo không còn là vấn đề có thể làm khó cho bạn nữa.
mủ trôm, san xuat giay, du lịch phan rang, khăn giấy lau tay.
Nhận xét
Đăng nhận xét