KHẮC PHỤC CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP HIỆN HÀNH.
Chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong nền kinh tế, việc phát triển hiệu quả và bền vững một nền nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị là cần thiết trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay. Tuy nhiên, để làm được, cần phải tập trung dứt điểm để khắc phục một số tồn tại nhất là vấn đề trong chính sách nông nghiệp hiện hành.
Ngày 24/10/2019, Liên minh Nông nghiệp tổ chức Diễn đàn Nông nghiệp Mùa Thu 2019 chủ đề “Chính sách đất đai và sự phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, với sự hỗ trợ của Tổ chức Oxfam tại Việt Nam.
Diễn đàn thu hút sự tham gia của các chuyên gia: PGS.TS Vũ Trọng Khải, Nguyên Hiệu trưởng, Trường cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (PTNT) II tại TP.Hồ Chí Minh; TS. Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn; TS. Nguyễn Hữu Thọ, Phó Trưởng ban, Ban Nghiên cứu Kinh tế ngành và lĩnh vực, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương; TS. Bùi Hải Thiêm, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Ủy ban thường vụ Quốc hội…
PGS.TS Vũ Trọng Khải cho rằng, muốn khắc phục những vấn đề đã nảy sinh và đang tồn tại của các chính sách hiện hành, nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển nông nghiệp sang một giai đoạn mới, cao hơn, cần phải dựa trên những tư duy kinh tế mới. Đồng thời, cần thiết có khái niệm và thuật ngữ chính xác để có tư duy đúng đắn. Khi tư duy tạo ra những lý thuyết đúng đắn, chúng ta mới có cơ sở khoa học để đánh giá, phát hiện những vấn đề và nguyên nhân gây ra những vấn đề đó, để tìm ra những giải pháp khắc phục những vấn đề trong chính sách nông nghiệp hiện hành...
Phát biểu tại Diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Đại diện cơ quan điều phối Liên minh Nông nghiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhấn mạnh, việc cần thiết hiện nay là phải đảm bảo quyền đất đai; đảm bảo thời hạn sử dụng đất nông nghiệp hợp lý; Có chính sách khuyến khích kinh tế nông hộ trong nông nghiệp (thay vì chỉ khuyến khích doanh nghiệp); Hạn chế các can thiệp hành chính phi thị trường;
Sang phiên thảo luận buổi chiều, các chuyên gia, các nhà quản lý cùng nhau trao đổi về tích tụ, tập trung đất nông nghiệp và sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm cây công nghiệp - Nghiên cứu trường hợp cây Điều tỉnh Bình Phước; hộ sản xuất quy mô nhỏ trong chính sách đất đai: Từ góc nhìn hộ tham gia sản xuất cây hàng hóa;Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp của các nông hộ hướng tới tập trung sản xuất, xây dựng vùng chuyên canh nông nghiệp…
Tại Diễn đàn, trong phiên thảo luận buổi sáng, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, thảo luận về định hướng hoàn thiện chính sách đất đai để phát triển nông nghiệp ở nước ta hiện nay; Một số khó khăn trong tích tụ và tập trung ruộng đất: Trường hợp nghiên cứu tại vùng Đồng bằng sông Hồng…Chính sách đất đai trong nông nghiệp - Rào cản với sản xuất nông nghiệp hàng hóa; Một số góc nhìn đương đại về chính sách dịch chuyển đất đai theo hướng tích tụ, tập trung và tác động;
Tạo điều kiện để nông dân chuyển đổi nghề nghiệp sang các ngành công nghiệp và nông nghiệp một cách bền vững; Thực hiện các chính sách các chính sách kinh tế nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho ngành nông nghiệp như chính sách thúc đẩy đầu tư, ưu đãi tín dụng, bảo hiểm, đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp, tăng giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp…
Đồng thời, quy định và giám sát chặt chẽ diện tích tối thiểu để tránh tách thửa; Giảm thuế, phí liên quan đến chuyển nhượng đất nông nghiệp để tăng cường chính thức hóa giao dịch đất nông nghiệp; Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các khu/cụm/công viên/trung tâm công nghiệp – dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp thông qua việc thuê đất nông nghiệp hoặc liên kết với trang trại, hợp tác xã (HTX); Xây dựng chính sách hỗ trợ các cá nhân đăng ký làm trang trại, gia trại tích tụ đất nông nghiệp; Hỗ trợ HTX, liên hiệp HTX thuê đất nông nghiệp của các hộ nông dân.
Từ các phần thảo luận, nhiều ý kiến đề xuất rằng, hiện nay, cần bỏ hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và sử dụng hạn mức nhận chuyển nhượng hiện nay làm mức khởi điểm để đánh thuế sử dụng đất nông nghiệp theo kiểu lũy tiến.
yến sào ninh thuận, mứt nho , mứt táo, giấy vệ sinh cuộn lớn, khăn giấy
Nhận xét
Đăng nhận xét